Khi tìm một doanh nghiệp hoặc địa điểm ở gần vị trí của mình, bạn sẽ tìm thấy kết quả tại địa phương trên Google ở những nơi như Maps và Tìm kiếm. Ví dụ: bạn có thể tìm thấy kết quả tại địa phương nếu tìm “Nhà hàng Âu lãng mạn” trên thiết bị di động, Google sẽ hiển thị những nhà hàng lân cận mà bạn muốn ghé thăm.
Để nâng cao thứ hạng cho doanh nghiệp của bạn trong kết quả tìm kiếm tại địa phương, trước tiên bạn cần biết cách Google xác định thứ hạng trong kết quả tìm kiếm như thế nào.
A. Cách Google xác định thứ hạng trong kết quả tìm kiếm tại địa phương
Kết quả tìm kiếm tại địa phương chủ yếu dựa trên mức độ liên quan, khoảng cách và mức độ nổi bật. Google sẽ kết hợp các yếu tố này để tìm ra kết quả phù hợp nhất cho nội dung tìm kiếm của bạn. Ví dụ: các thuật toán của Google có thể quyết định rằng một doanh nghiệp ở xa bạn có nhiều khả năng cung cấp đúng loại sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang tìm hơn so với một doanh nghiệp ở gần bạn. Khi đó, thứ hạng của doanh nghiệp ở xa sẽ cao hơn trong kết quả tìm kiếm tại địa phương.
1) Mức độ liên quan
Mức độ liên quan thể hiện mức độ một Hồ sơ doanh nghiệp địa phương khớp với nội dung tìm kiếm của người dùng. Hãy thêm thông tin doanh nghiệp đầy đủ và chi tiết để giúp Google hiểu rõ hơn về doanh nghiệp của bạn và so khớp hồ sơ của bạn với những lượt tìm kiếm có liên quan.
2) Khoảng cách
Đó là khoảng cách từ vị trí của một doanh nghiệp trong kết quả tìm kiếm so với vị trí mà khách hàng nêu trong nội dung tìm kiếm. Nếu người dùng không chỉ định vị trí khi tìm kiếm, Google sẽ đo khoảng cách dựa trên những thông tin đã biết về vị trí của người dùng đó.
3) Mức độ nổi bật
Mức độ nổi bật cho biết mức độ nổi tiếng của một doanh nghiệp. Một số địa điểm nổi bật ngoài đời thực hơn so với trên mạng. Các kết quả tìm kiếm cố gắng phản ánh điều này thông qua thứ hạng trong kết quả tìm kiếm tại địa phương. Ví dụ: bảo tàng nổi tiếng, khách sạn có danh tiếng hoặc thương hiệu cửa hàng được nhiều người biết đến cũng có khả năng xuất hiện nổi bật trong kết quả tìm kiếm tại địa phương.
Mức độ nổi bật cũng dựa trên thông tin mà Google có được về một doanh nghiệp từ trên web (như các đường liên kết, bài viết và thư mục). Điểm số và số lượng bài đánh giá trên Google là những yếu tố góp phần tạo nên thứ hạng trong kết quả tìm kiếm tại địa phương. Nếu một doanh nghiệp có nhiều bài đánh giá và điểm xếp hạng tích cực hơn, doanh nghiệp đó sẽ có thể có thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm tại địa phương. Vị trí của bạn trong kết quả tìm kiếm trên web cũng là một trong những yếu tố quyết định. Do đó, bạn nên áp dụng những phương pháp hay nhất giúp tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm (SEO).
B. Cập nhật thông tin doanh nghiệp của bạn để tăng khả năng hiện diện
Bạn có thể nhận thấy rằng doanh nghiệp của mình không xuất hiện cho những lượt tìm kiếm có liên quan trong khu vực. Để tăng tối đa tần suất người dùng tìm thấy doanh nghiệp của bạn trong kết quả tìm kiếm tại địa phương, hãy đảm bảo rằng thông tin doanh nghiệp của bạn trên Trang doanh nghiệp là chính xác, đầy đủ và thu hút.
1) Nhập dữ liệu hoàn chỉnh
Kết quả tìm kiếm tại địa phương ưu tiên những kết quả có liên quan nhất cho mỗi lượt tìm kiếm. Những doanh nghiệp có thông tin đầy đủ và chính xác sẽ dễ dàng khớp với những lượt tìm kiếm phù hợp.
Lưu ý quan trọng: Hãy nhớ cập nhật thông tin doanh nghiệp của bạn khi có sự thay đổi.
Đảm bảo bạn đã nhập đầy đủ thông tin doanh nghiệp trên Trang doanh nghiệp để người dùng biết các sản phẩm hoặc dịch vụ, địa điểm và thời gian làm việc của doanh nghiệp của bạn. Hãy cung cấp những thông tin như sau (và những thông tin khác nữa):
- Địa chỉ thực tế
- Số điện thoại
- Ngành nghề kinh doanh
- Thuộc tính
2) Xác minh địa điểm của bạn
Xác minh địa điểm doanh nghiệp của bạn để địa điểm đó có nhiều khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm tại địa phương trên các sản phẩm của Google (như Maps và Google Tìm kiếm).
Hãy liên hệ Chúng tôi để nhận trợ giúp về Thiết lập địa điểm Google Maps và xác minh Doanh nghiệp của bạn!
3) Đảm bảo giờ làm việc luôn chính xác
Thường xuyên cập nhật giờ làm việc của doanh nghiệp bạn, bao gồm giờ mở cửa và giờ đóng cửa, cũng như giờ đặc biệt cho ngày lễ và các sự kiện. Thông tin chính xác về giờ làm việc cho người mua sắm biết thời gian doanh nghiệp của bạn hoạt động và khiến họ yên tâm rằng doanh nghiệp của bạn có mở cửa khi họ đến.
4) Quản lý và trả lời các bài đánh giá
Hãy phản hồi các bài đánh giá của người dùng về doanh nghiệp của bạn. Việc bạn trả lời các bài đánh giá thể hiện rằng bạn coi trọng khách hàng và ý kiến phản hồi của họ. Những bài đánh giá chất lượng cao, tích cực của khách hàng có thể cải thiện khả năng hiện diện của doanh nghiệp và tăng khả năng người mua sắm ghé thăm vị trí của bạn.
5) Thêm ảnh đầy đủ
Để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ, cũng như để kể câu chuyện về doanh nghiệp, hãy thêm ảnh vào Hồ sơ doanh nghiệp của bạn. Hình ảnh chính xác và cuốn hút cũng có thể cho người mua sắm thấy rằng doanh nghiệp của bạn có cung cấp những sản phẩm/dịch vụ mà họ đang tìm kiếm.
6) Thêm sản phẩm tại cửa hàng
Nếu đang điều hành một doanh nghiệp bán lẻ, bạn có thể giới thiệu sản phẩm của mình cho những khách hàng ở gần đó bằng cách thêm các sản phẩm tại cửa hàng vào Trang doanh nghiệp của bạn.
Tóm lại, các thuật toán của Google dựa vào rất nhiều yếu tố để cung cấp kết quả tìm kiếm. Khi bạn chỉnh sửa thông tin doanh nghiệp, kết quả tìm kiếm cũng thay đổi theo. Ngoài ra, hồ sơ của bạn có thể mất tới 3 ngày để phản ánh thông tin bạn chỉnh sửa. Thứ hạng của thông tin doanh nghiệp trong kết quả tìm kiếm có thể thay đổi. Để đạt được thứ hạng tốt nhất có thể, bạn nhớ nhập thông tin chính xác, đầy đủ và cập nhật về doanh nghiệp.
C. Tăng cường mức độ hiện diện bằng quảng cáo trực tuyến
Mong muốn địa điểm Google Maps của bạn được biết đến rộng rãi hơn, hãy liên hệ với chúng tôi để thiết lập, tối ưu và quảng cáo địa điểm của bạn trên các công cụ tìm kiếm của Google nhé!